TIN TỨC

Hướng dẫn sử dụng kho lạnh thực phẩm đúng cách

Cách sử dụng kho lạnh tốt nhất: Không nhập hàng khi sản phẩm còn nóng. Khi sản phẩm còn nóng thì nên để nguội rồi mới nhập vào kho lạnh Không nhập hàng nhỏ lẻ và liên tục Sắp xếp hàng hóa trong kho lạnh hợp lý Khoảng cách hàng hóa Lọt ẩm vào kho lạnh.

Kho Lạnh Sài Gòn hướng dẫn sử dụng kho lạnh thực phẩm đúng cách

Cách sử dụng kho lạnh tốt nhất:

  1. Không nhập hàng khi sản phẩm còn nóng. Khi sản phẩm còn nóng thì nên để nguội rồi mới nhập vào kho lạnh

  2. Không nhập hàng nhỏ lẻ và liên tục

  3. Sắp xếp hàng hóa trong kho lạnh hợp lý

  4. Khoảng cách hàng hóa

  5. Lọt ẩm vào kho lạnh.

1. Làm sạch sơ trước khi bảo quản

Trước khi cho thực phẩm vào bảo quản cần làm sạch các loại thức ăn rồi mới cho vào kho lạnh, vì thực phẩm để trong kho lạnh bảo quản lâu ngày nếu không vệ sinh sạch sẽ không đảm bảo an toàn, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.

2. Bao gói phù hợp

Các loại thực phẩm nặng mùi như thịt, cá, mực, bơ… nên để trong túi nilon hoặc đậy kín trong hộp rồi mới cho vào kho lạnh, tuy nhiên không nên sử dụng loại hộp có chất liệu bằng thép hay inox để đựng thực phẩm điều này sẽ làm rút ngắn thời gian làm lạnh của thực phẩm.

Muốn đạt được các yêu cầu trong hướng dẫn sử dụng bạn nên cho thực phẩm có nhiệt độ đông lạnh cao vào trước, thực phẩm có nhiệt độ thấp vào sau.

3. Phân loại thực phẩm

Cần phân loại thực phẩm trong kho lạnh sao cho hợp lý nhất:

Đối với các loại thịt, cá đồ tươi sống bảo quản lâu ngày nên để nhiệt độ từ -22 độ C đến -18 độ C.

Đối với các loại rau củ, quả cần bảo quản ở nhiệt độ 1 độ C đến dưới 6 độ C. Tốt nhất nên bảo quản thực phẩm trong túi nilon để chống bay hơi bề mặt.

Đặc điểm của quần áo công nhân làm việc trong kho lạnh 2022

4. Sắp xếp vị trí hợp lý

Nên làm kệ bố trí phân loại thực phẩm để rút ngắn thời gian vào kho lạnh tìm kiếm hàng và lấy hàng nhanh.

Nên để thực phẩm vào đúng vị trí trong kho lạnh để ở nhiệt độ thích hợp nhất, tránh không được bảo quản những loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản khác nhau trong cùng một kho lạnh.

Cụ thể là các thực phẩm cần nhiệt bảo quản thấp hơn sẽ đặt gần phần thông gió hơi lạnh, loại thực phẩm bảo quản nhiệt cao hơn được đặt gần với cửa kho hơn vì khi ra vào nhiệt độ lạnh sẽ bị thất thoát ra ngoài. Làm như vậy sẽ giúp bảo quản thực phẩm theo đúng mức nhiệt phù hợp, tăng thời gian bảo quản và tránh hư hại chất lượng sản phẩm.

5. Lưu ý khi sử dụng kho lạnh thực phẩm

Tùy thuộc sản phẩm bảo quản chính mà điều chỉnh mức nhiệt lạnh trong kho hợp lý

Không nên bọc thực phẩm quá kín hoặc chất quá nhiều loại thực phẩm, vì sẽ làm cho hơi lạnh không lan tỏa đều, đặc biệt làm giảm tuổi thọ cũng như hao tốn điện trong kho lạnh.

Nếu hoạt động với khối lượng lớn không nên để các thực phẩm quá khít trong kho, nhất là đối với thịt cá. Nếu xếp liền khối, thực phẩm không đủ nhiệt độ đông theo yêu cầu và rất dễ bị hỏng.

6. Yêu Cầu Kỹ Thuật Của Áo Quần Bảo Hộ Trong Kho Lạnh

Độ dày và giữ nhiệt độ của quần áo: trong kho lạnh nhiều lúc nhiệt độ còn 0 độ C tùy theo từng môi trường. Nên giữ được thân nhiệt cho người lao động cần đảm bảo quần áo phải dày dặn, giữ ấm tốt và tránh được khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.

Những bộ quần áo bảo hộ kho lạnh đó là phải có mũ và bịt kín được cả tai và mũi. Vì mũi là nơi hít thở nên nếu không giữ ấm rất dễ gây ra bệnh về đường hô hấp. Tai cũng là tỏa nhiệt nhiều nên để đảm bảo sức khỏe thì hai vị trí này giữ ấm tuyệt đối.

Độ thông thoáng của quần áo: vì khi mặc những bộ đồ kín mít như vậy, có thể con người rất dễ cảm thấy bí và khó chịu nên dẫn tới năng suất làm việc giảm sút. Nên yếu tố này nhằm tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Chống bụi bẩn và tĩnh điện tốt: đối với kho lạnh thì yếu tố chống bụi cũng cần được đảm bảo, đồng thời giữ hàng hóa được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đặc điểm của quần áo công nhân làm việc trong kho lạnh 2022

7. Quần áo và thiết bị thích hợp nên được mặc mọi lúc khi làm việc trong môi trường lạnh cụ thể như sau:

Cơ thể: Mặc ít nhất ba lớp quần áo để cách nhiệt – một vật liệu tổng hợp cho quần áo bên trong, len hoặc vật liệu cao cấp ở giữa để giữ ấm và vải không thấm nước cho quần áo bên ngoài.

Đầu: Một nón len dưới và một nón bảo hộ cứng bên ngoài là lý tưởng nhất để giảm thất thoát nhiệt.

Tay: Găng tay có thể chống lạnh cũng như các tổn thương liên quan và duy trì sự khéo léo khi làm việc.

Bảo vệ mắt và mặt: Sử dụng bảo vệ mắt tách biệt với mũi và miệng. Điều này sẽ ngăn chặn sương mù có thể gây ra tầm nhìn hạn chế.

Chân: sử dụng ủng chống trượt, chịu nhiệt, chịu lạnh

CHĂM SÓC NHANH

Tiếp nhận xử lý nhanh mọi trường hợp

kho-lanh

BẢO HÀNH

Thời gian 12 tháng

kho-lanh

THỜI GIAN LẮP ĐẶT

Từ 10 ngày trở lên tùy theo quy mô kho lớn nhỏ

kho-lanh

LINH KIỆN CHÍNH HÃNG

Cam kết chất lượng tốt nhất

kho-lanh